CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP KHI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Đăng lúc: 21/07/2024 (GMT+7)
100%

        CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP KHI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất.

Khoa Thể dục thể thao - Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ở lĩnh vực Thể dục thể thao. Khoa TDTT hiện nay đang đào tạo ngành Giáo dục thể chất nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực về cán bộ, giáo viên thể dục chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

1. Giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục Thể chất (tiếng Anh là Physical education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.

Đây là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên theo học ngành Giáo dục thể chất sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.

2. Ngành Giáo dục Thể chất: Học gì?

Sinh viên học Ngành GDTC sẽ được trang bị những kiến thức đại cương chung, kiến thức chuyên ngành như: Điền kinh, Thể dục, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng ném, Cầu lông, Võ thuật, Bơi, Cờ vua, Bóng bàn, Quần vợt, Yoga, Khiêu vũ thể thao… Ngoài ra người học còn được trang bị những kiến thức cơ bản về Y học, giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, nghiệp vụ sư phạm…để vận dụng vào thực tiễn trong hoạt động GDTC và TDTT sau khi tốt nghiệp ra trường.

3. Học Giáo dục Thể chất ra trường làm gì?

Đây được xem là ngành nghề phù hợp với những con người năng động, có thể tiếp cận được với rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan mật thiết đến ngành GDTC phải kể đến như:

·  Vận động viên thi đấu.

·  Huấn luyện viên thể thao.

·  Giảng viên – Giáo viên thể thao.

·  Trọng tài.

·  Nhà dinh dưỡng thể thao.

·  Nhân viên cứu hộ.

·  Quản lý vận động viên.

·  Tổ chức các sự kiện thể thao. 

·  Quản lý phòng tập thể chất.

·  Quản lý truyền thông trong thể thao.

·  Quản lý sản phẩm thể thao.

·  Quản lý tài trợ thể thao.

·  Quản lý dự án sự kiện thể thao.

·  Phóng viên, biên tập viên, bình luận viên thể thao.

·  Quản lý truyền thông trong thể thao.

4. Học ngành Giáo dục Thể chất ở Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá

             – Sinh viên được miễn 100% học phí.

          – Được hỗ trợ 3,6 triệu đồng/ tháng.

        – 95% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm.

         – Cơ hội nhận được nhiều học bổng có giá trị cao.

          – Trải nghiệm cơ sở vật chất học tập hiện đại.

         – Trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp, chất lượng.

         – Cơ hội học song bằng đại học tại trường Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá

         5. Tổ hợp xét tuyển

          T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT

           T03: Ngữ văn + Địa + Năng khiếu TDTT

         T05: Ngữ văn + GDCD + Năng khiếu TDTT

         T08: Toán + GDCD + Năng khiếu TDTT

            (Năng khiếu TDTT: Chạy luồn cọ, bật xa tại chỗ)

                    6. Phương thức xét tuyển

  Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

  Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

  Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp với thi năng khiếu.

  Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của các trường Đại học