NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO - NGÀNH HỌC CHẮP CÁNH NHỮNG GIẤC MƠ THỂ THAO

Đăng lúc: 21/07/2024 (GMT+7)
100%

 
Ngành quản lý Thể dục thể thao -
Ngành học chắp cánh những giấc mơ thể thao

 
1. Nhu cầu của xã hội đối với ngành quản lý TDTT
Một trong những nhu cầu tất yếu hiện nay là về sức khỏe của con người; không dừng tại đó, con người còn có nhu cầu về chăm sóc sắc đẹp thể hình; đó là về mặt cá nhân. Còn đối với xã hội hiện đại, quản lý thể dục thể thao là một trong những thước đo thể hiện tầm phát triển của địa phương - của quốc gia đó.
Nói về Ngành Quản lý thể dục thể thao, các bạn có thể hiểu sơ lược là nhóm ngành mà trong đó người học là người được nắm vững những kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản lý TDTT hiện đại, đồng thời có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế tổ chức, quản lý phong trào TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý TDTT.
Là một nhà quản lý TDTT, bạn có thể tìm thấy nhiều vị trí, cơ hội việc làm hấp dẫn trong các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội thể thao. Có thể nói, đây là một ngành đầy triển vọng cho những ai muốn gắn bó với lĩnh vực thể thao này. Với tương lai tươi sáng của ngành, số lượng sinh viên đăng ký học ngành quản lý TDTT ngày càng nhiều và ngành quản lý TDTT của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một địa chỉ đáng tin cậy để các bạn sinh viên gửi gắm niềm đam mê thể thao.
Khi bạn quyết định chọn ngành Quản lý TDTTcủa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thì bạn đã là một thành viên trong môi trường vô cùng năng động. Tại đây, những họat động với các hình thức rèn luyện thể lực, nâng cao tinh thần thi đấu và tăng cường sức khỏe sẽ được những giảng viên áp dụng rất triệt để. Khi tham gia vào những khóa đào tạo thể chất, tinh thần và ý chí của các bạn sẽ ngày một vững chắc.Một khi bạn đã tham gia môi trường này cho dù bạn có là một người nhút nhát, dụt dè, lười vận động thì chắc hẳn sau khi tham gia các hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao bạn sẽ thay đổi trở thành một người khỏe mạnh, năng động và tràn đầy nhiệt huyết.
 
2. Những lợi thế của trường Đại học văn hóa, thể thao và du lịch trong đào tạo ngành quản lý TDTT tại Trường
 
2.1. Đội ngũ CBGV và cơ sở vật chất
Hiện nay ngành QL TDTT có một đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và tâm huyết với nghề,thân thiện nhiệt tình với sinh viên, có kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện lâu năm trong đó có nhiều giảng viên đã từng tham gia các giải đấu quốc gia và quốc tế đạt nhiều thành tích cao; đáp ứng tốt các chương trình đào tạo hiện khoa đang quản lý; có khả năng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và tiếp cận nhanh với khoa học tiên tiến và chủ động trong hội nhập quốc tế;
Với tổng số cán bộ, giảng viên của khoa TDTT và ngành quản lý TDTT hiện có 33 GV cơ hữu, trong đó có 08 tiến sĩ và PGS, 01 NCS, 24 Thạc sĩ. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm, ngành quản lý TDTT còn mời thêm các GS, PGS, TS, chuyên gia uy tín đến từ các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tế.
Song song với giảng dạy kiến thức lý luận, việc trang bị thêm kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành TDTT. Vì vậy, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa luôn chú trọng về môi trường học tập trường cho sinh viên với  hệ thống giảng đường được trang bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến; Sân bãi, dụng cụ phục vụ cho học tập và rèn luyện các môn thực hànhTDTT khang trang, hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn và đạt chất lượng cao gồm có 03 phòng tập trong nhà, 01 nhà tập đa năng, 01 sân thể thao đa năng ngoài trời: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... Ngoài ra, nhà trường đã thỏa thuận với một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về việc phối hợp đào tạo nhân lực trong lĩnh vực TDTT. Theo đó, các đơn vị sẽ tạo điều kiện và tiếp nhận sinh viên nhà trường đến học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của các cán bộ của các đơn vị. Riêng ký túc xá sinh viên, do đặc điểm tình hình chung của tỉnh Thanh Hóa, để đảm bảo các điều kiện ăn ở, sinh hoạt của sinh viên, và tiết kiệm nguồn ngân sách cho tỉnh nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả hoạt động. Tỉnh đã cho xây dựng khu ký túc xá cộng đồng sử dụng chung cho các Trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh. Do vậy, sinh viên nhà trường cũng được hưởng lợi từ dự án này, hiện nay các sinh viên tham gia học tập tại Trường được ở trong ký túc xá hiện đại, khang trang.
 
2.2. Chương trình đào tạo
 
    Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực TDTT giỏi chuyên môn, vững kỹ năng. Ngành quản lý TDTT luôn coi trọng chương trình đào tạo đại học theo hướng lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành, thường xuyên được cập nhật đáp ứng nhu cầu thực tế. Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng sát với tầm nhìn, mục đích chung của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, cung cấp đủ kiến thức nền và chuyên môn, đồng thời còn cung cấp những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho người học.
Chương trình đào tạo ngành quản lý TDTT cũng được biên soạn theo hướng tinh giảm số  số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên thực hành, tự nghiên cứu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành, gắn đào tạo với thực tế nghề nghiệp.
 
          2.3. Nghiên cứu khoa học và thi đấu Thể dục Thể thao
          Hòa chung vào tiến trình xây dựng và phát triển Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thành một đại học lớn mạnh và uy tín, Ngành quản lý TDTT đã nỗ lực thực hiện rất nhiều hoạt động để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ giảng viên Ngành quản lýTDTT luôn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học TDTT. Nhiều bài báo, nghiên cứu của cán bộ được đăng tải rộng rãi trên các tạp chí khoa học TDTTở trong nước và quốc tế.
         Sinh viên của ngành quản lý TDTT cũng đạt được nhiều thành tích cao trong nghiên cứu khoa học và thi đấu thể thao các giải trong và ngoài nước. Cụ thể, sinh viên của lớp QLTDTT K1 đạt giải ba toànquốc năm 2017;  Sinh viên Nguyễn Duy Tuyến - lớp QLTDTT K9 đạt 01 HCV Sea Games 32, môn Pencak Silat ở hạng cân 80-85kg;  Sinh viên Cao Thị Duyên- lớp QLTDTT K9 đạt  03 huy chương vàng Sea games 32, 02 HCB với hai nội dung: Lặn 100m đôi chân vịt đơn nữ và Lặn 4x100m vòi hơi chân vịt tiếp xúc hỗn hợp nam nữ.
 
2.4. Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Quản lý TDTT
 Với những kiến thức và kỹ năng đã được cung cấp, sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý TDTT của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau: 
- Làm tại các trung tâm TDTT, hướng dẫn viên thể thao.
- Quản lý các lĩnh vực về hoạt động TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao.
- Giáo viên dạy môn Thể dục tại các trường phổ thông.
- Giảng viên dạy tại các trường Trung cấp và Cao đẳng TDTT.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc đúng ngành hoặc học chuyển đổi một số học phần để học ngành khác thuộc khối ngành thế dục thế thao tại các trường Đại học TDTT.
 
3. Điều kiện tuyển sinh:
 Nếu bạn quan tâm, hãy đăng ký theo học ngành quản lý TTDT tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (TUCST) theo hình thức sau:   
 
- ngành7810301
- Đối tượng tuyển sinh: Đã được công nhậntốt nghiệp Trung học phổ thông.
- Phạm vi tuyển sinh : Cả nước
- Phương thức tuyển sinh: + Xét tuyển
                                              + Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp với thi năng khiếu.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của các trường Đại học

        - Tổ hợp xét tuyển
        T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT

T03: Ngữ văn + Địa + Năng khiếu TDTT

T05: Ngữ văn + GDCD + Năng khiếu TDTT

T08: Toán + GDCD + Năng khiếu TDTT

(Năng khiếu TDTT: Chạy luồn cọc, bật xa tại chỗ)

- Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
           4. Thông tin chi tiết xin liên hệ
+ Khoa TDTT – Nhà tập Đa năng -Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, số 561 đường Quang Trung, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa
+ Điện thoại CQ: 02373.713. 496
+ Điện thoại DĐ: 0398.280.579 (TS. Trịnh Ngọc Trung - Trưởng khoa TDTT)
+ Website: http://khoatdtt.tucst.edu.vn